Di cư từ 1975-1995 Di cư của người Việt Nam

Di cư ra nước ngoài

Di tản tháng 4 năm 1975

Di tản tháng 4 năm 1975 được hiểu là hành động rời khỏi Việt Nam theo cách chính thống và có tổ chức. Khi ấy, nhiều đợt rời khỏi Việt Nam của các nhân viên, gia đình các đại sứ quán và công ty nước ngoài được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh tổ chức. Bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đã chính thức ra lệnh khởi động chương trình "Frequent Wind" để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Hoa Kỳ và một số người Việt đã từng cộng tác hay có liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa để rời khỏi Việt Nam. Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt ở miền Nam cũng đã quyết định di tản theo chương trình trên nhưng có thể bằng phương tiện riêng. Chương trình di tản "Frequent Wind" trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3 giờ 30 chiều ngày 29 tháng 4 đến đúng 21 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975 - khi người lính Mỹ cuối cùng được trực thăng bốc khỏi Sài Gòn và trụ sở của Sở Tùy viên Quốc phòng (Defence Attachés Offfice, DAO) của Hoa Kỳ bị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho phá nổ. Có 50.493 người (trong đó có 2.678 trẻ mồ côi Việt Nam) được di tản từ Tân Sơn Nhất.

Thuyền nhân

Bài chi tiết: Thuyền nhân

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Theo số liệu của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ.[8] Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian 1975-1996 đã có 250.000 người Việt Nam và Campuchia tá túc trên đảo Galang.

Di cư sang Liên Xô cũ và Đông Âu

Ở Việt Nam, các dòng lao động nước ngoài bắt đầu có từ cuối những năm 1970 cho đến những năm 1995. Người lao động Việt Nam được gửi sang các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Rất nhiều người đã về nước nhưng rất nhiều người khác đã ở lại.

Di cư trong nước

Thống nhất đất nước, chính sách "Xây dựng các vùng kinh tế mới" được mở rộng ra cả nước. Trong khi việc di dân từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng lên các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là các tỉnh biên giới vẫn được tiếp tục, các chương trình di chuyển lao động và di dân từ các tỉnh đồng bằng phía Bắc tới Tây Nguyên (đặc biệt là Đăk Lăk, Lâm Đồng), Đông Nam Bộ (đặc biệt là Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai), di dân từ thành phố Hồ Chí Minh sang các địa phương nông thôn ở Đông và Tây Nam Bộ được triển khai làm lược đồ dân số có sự thay đổi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Di cư của người Việt Nam http://www.alstewart.com/history/sampan.htm http://www.chicucptnthcm.com/chinhsach/BC-CT%20di%... http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau... http://www.san.beck.org/20-9-Siam,Laos,Cambodia180... http://www.minorityrights.org/?lid=3419&tmpl=print... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2... http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/569851/viet-... http://dosco.edu.vn/index.php/welcome/news/77/vn http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?Do... http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tai-sao-Hun-Sen-lai-...